image advertisement
anh tin bai
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hội đồng nhân dân xã Xuân Phong, khoá XXII nhiệm kỳ 2021 - 2026

A. Thường trực HĐND xã Xuân Phong khoá XXII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

CT HĐND xã

Họ và tên: Nguyễn Văn Tuệ

Chức vụ: Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch HĐND xã

Địa chỉ: Xã Xuân Phong, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Số điện thoại: 0989.324.589

Địa chỉ email: nguyenvantue.xtg@namdinh.gov.vn.


anh tin bai

Họ và tên: Phạm Văn Viên

Chức vụ: Phó Chủ tịch HĐND xã

Địa chỉ: Xã Xuân Phong, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Số điện thoại: 0976.232.863

Địa chỉ email: phamvanvien.xtg@namdinh.gov.vn.


B. Danh sách đại biểu HĐND xã Xuân Phong khoá XXII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi ở hiện nay

SĐT

1.            

Nguyễn Văn Tuệ

xóm 1, xã Xuân Phong

0989.324.589

2.            

Đinh Thiện Hùng

xóm 1, xã Xuân Phong

0912.443.500

3.            

Nguyễn Thành Lê

xóm 18, xã Xuân Phong

0915.427.241

4.            

Phạm Văn Viên

xóm 15, xã Xuân Phong

0976.232.863

5.            

Nguyễn Văn Hướng

xóm 12, xã Xuân Phong

0974.654.568

6.            

Nguyễn Thị Kim Huệ

xóm 3, xã Xuân Phong

0986.886.120

7.            

Phạm Xuân Chiến

xóm 2, xã Xuân Phong

0977.873.500

8.            

Nguyễn Chí Công

xóm 18, xã Xuân Phong

9.            

Phạm Thị Thiện

xóm 16, xã Xuân Phong

10.        

Nguyễn Thị Hà

xóm 4, xã Xuân Phong

11.        

Doãn Thị Duyên

xóm  15, xã Xuân Phong

12.        

Đặng Xuân Phụng

xóm  2, xã Xuân Phong

13.        

Đinh Công Hải

xóm  1, xã Xuân Phong

14.        

Trần Văn Đoàn

xóm  2, xã Xuân Phong

15.        

Phạm Hồng Thắng

xóm  3, xã Xuân Phong

16.        

Phạm Xuân Hùng

xóm  3, xã Xuân Phong

17.        

Đào Văn Quát

xóm  4, xã Xuân Phong

18.        

Nguyễn Văn Khiết

xóm  4, xã Xuân Phong

19.        

Nguyễn Văn Bộn

xóm  11, xã Xuân Phong

20.        

Nguyễn Quang Đô

xóm  12, xã Xuân Phong

21.        

Lê Thanh Tịnh

xóm  13, xã Xuân Phong

22.        

Nguyễn Ngọc Kế

xóm  14, xã Xuân Phong

23.        

Lê Văn Nhuệ

xóm  14, xã Xuân Phong

24.        

Phạm Văn Thông

xóm  16, xã Xuân Phong

25.        

Phạm Trọng Lịch

xóm  17, xã Xuân Phong

C. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã Xuân Phong khoá XXII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.

2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.

4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

D. Quy chế hoạt động của HĐND xã Xuân Phong khoá XXII, nhiệm kỳ 2021 - 2026:

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ XUÂN PHONG
KHOÁ XXII, NHIỆM KỲ 2021 - 2026
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số …/…/2021/NQ-HĐND ngày …./…./2021 của Hội đng nhân dân xã Xuân Phong)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã Xuân Phong, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (gọi tắt là HĐND xã), Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND xã khóa XXII, nhiệm kỳ 2021 - 2026; trách nhiệm của các trưởng các ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động của HĐND xã; quy định mối quan hệ công tác giữa HĐND xã với Đảng ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam xã (sau đây gọi tắt là UBMTTQ xã), các tổ chức chính trị - xã hội của xã và các ngành liên quan; quy định các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của HĐND xã.

2. Những nội dung không quy định trong Quy chế này thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HĐND, THƯỜNG TRỰC HĐND,              CÁC BAN CỦA HĐND, TỔ ĐẠI BIỂU HĐND VÀ ĐẠI BIỂU HĐND XÃ

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã

1. HĐND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các Điểm a, d, đ, e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 91 Luật Đầu tư công.

2. HĐND xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 30, Khoản 4 Điều 59, Khoản 5 Điều 60, Khoản 5 Điều 69 Luật Ngân sách nhà nước.

3. HĐND xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của thường trực HĐND xã

1. Thường trực HĐND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

2. Thường trực HĐND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Khoản 4 Điều 45, Khoản 3 Điều 52, Khoản 2 Điều 59, Khoản 3 Điều 69 Luật Ngân sách nhà nước.

3. Thường trực HĐND xã có nhiệm vụ xây dựng dự kiến chương trình kỳ họp HĐND xã trên cơ sở nghị quyết về kế hoạch tổ chức kỳ họp thường lệ của HĐND xã và đề nghị của Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQ xã, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND xã để trình HĐND xã xem xét, quyết định tại phiên họp trù bị trước mỗi kỳ họp của HĐND xã.

4. HĐND xã ủy quyền cho thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến hoặc quyết định những nội dung quy định tại điểm b, điểm khoản 1 điều 91 Luật đầu tư công và báo cáo HĐND xã tại kỳ họp gần nhất.

5. Thường trực HĐND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo nghị quyết của HĐND xã.

6. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực HĐND xã thực hiện theo quy định tại Điều 105 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và thực hiện theo Quy chế làm việc của Thường trực HĐND xã.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban của HĐND xã

1. Ban của HĐND xã phụ trách lĩnh vực và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các Điều 108, 109, 110, 111 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

2. Ban của HĐND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 Luật Ngân sách nhà nước.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Ủy viên ban của HĐND xã.

a) Trưởng ban của HĐND xã trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Ban, thay mặt Ban giữ mối liên hệ với các ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan.

b) Phó ban của HĐND xã giúp Trưởng Ban thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Trưởng Ban.

c) Ủy viên ban của HĐND xã có trách nhiệm tham gia các hoạt động của Ban và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ đại biểu HĐND xã

1. Tổ đại biểu HĐND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 112 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu HĐND xã.

a) Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND xã điều hành các hoạt động của Tổ đại biểu, thay mặt Tổ đại biểu giữ mối liên hệ với Thường trực HĐND xã và các ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan.

b) Tổ phó Tổ đại biểu giúp Tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Tổ trưởng.

Điều 6. Trách nhiệm và quyền của đại biểu HĐND xã

1. Đại biểu HĐND xã thực hiện trách nhiệm theo quy định tại các Điều 93, 94, 95 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

2. Đại biểu HĐND xã thực hiện các quyền theo quy định tại Khoản 8 Điều 83 và các Điều 96, 97, 98, 99, 100, 101 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chương III

HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, THƯỜNG TRỰC HĐND

BAN CỦA HĐND, TỔ ĐẠI BIỂU HĐND VÀ ĐẠI BIỂU HĐND XÃ

Mục 1. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ

Điều 7. Kỳ họp HĐND xã

1. HĐND xã họp thường lệ ít nhất mỗi năm hai kỳ. Kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND xã do HĐND quyết định vào kỳ họp cuối cùng của năm trước theo đề nghị của Thường trực HĐND.

2. HĐND xã họp bất thường khi Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND xã hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND xã yêu cầu.

3. Thường trực HĐND xã quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp và dự kiến chương trình kỳ họp HĐND, trình HĐND xã quyết định.

4. Thành phần khách mời tham dự kỳ họp HĐND xã theo quy định tại Điều 81 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

5. Chủ tịch HĐND xã khai mạc và bế mạc kỳ họp, chủ tọa phiên họp HĐND xã, bảo đảm thực hiện chương trình kỳ họp và những quy định về kỳ họp HĐND xã. Phó Chủ tịch HĐND xã giúp Chủ tịch HĐND xã trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch HĐND xã.

6. Chủ tọa kỳ họp cử 02 đến 03 đại biểu HĐND xã làm thư ký kỳ họp. Thư ký kỳ họp có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng HĐND - UBND xã thực hiện công tác thư ký và các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tọa kỳ họp.

7. HĐND xã thông qua nghị quyết, đề án, báo cáo tại kỳ họp theo trình tự quy định tại Điều 85 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Điều 8. Hoạt động giám sát của HĐND xã

1. HĐND xã có thẩm quyền giám sát theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

2. HĐND xã thực hiện các hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 57 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

3. HĐND xã quyết định chương trình giám sát của HĐND theo trình tự sau đây:

Chậm nhất là ngày 01 tháng 3 của năm trước, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ban thường trực UBMTTQ xã và cử tri ở trong xã gửi kiến nghị, đề nghị giám sát của HĐND đến Thường trực HĐND, trong đó nêu rõ sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát.

Văn phòng HĐND xã tổng hợp kiến nghị, đề nghị giám sát và báo cáo Thường trực HĐND xã.

Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm của HĐND xã, Thường trực HĐND xã thảo luận và lập dự kiến chương trình giám sát của HĐND xã để trình HĐND xã xem xét, quyết định tại kỳ họp giữa năm của năm trước. Trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND xã trình HĐND xã điều chỉnh chương trình giám sát.

4. HĐND xã  xem xét các báo cáo.

a) Tại kỳ họp giữa năm và cuối năm, HĐND xã xem xét các báo cáo quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

b) Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, HĐND xã xem xét các báo cáo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 59 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

5. HĐND xã tiến hành chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND xã theo quy định tại Điều 60 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND xã, người đã trả lời chất vấn có trách nhiệm gửi báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của HĐND về chất vấn và việc thực hiện các vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước đến Thường trực HĐND xã để chuyển đến các đại biểu HĐND xã.

6. HĐND xã xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã, có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND xã. Trình tự xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

7. Giám sát chuyên đề của HĐND xã.

Căn cứ chương trình giám sát, HĐND xã ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực HĐND xã.

Trình tự, thủ tục giám sát chuyên đề của HĐND xã thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

HĐND xã xem xét báo cáo của Đoàn giám sát tại kỳ họp gần nhất và ra nghị quyết về vấn đề được giám sát. Nghị quyết giám sát được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

8. HĐND xã lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu theo quy định của pháp luật.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND XÃ

Điều 9. Phiên họp của Thường trực HĐND xã

Thường trực HĐND xã tổ chức phiên họp theo quy định tại Điều 106 Luật Tổ chức chính quyền địa phương để thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND xã.

Điều 10. Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND xã

1. Thường trực HĐND xã có thẩm quyền giám sát theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

2. Thường trực HĐND xã thực hiện các hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 66 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

3. Thường trực HĐND xã quyết định chương trình giám sát hàng năm của Thường trực HĐND theo quy định tại Điều 67 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

4. Thường trực HĐND xã xem xét quyết định của UBND xã có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND xã theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4 Điều 68 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

5. Thường trực HĐND xã tiến hành chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại phiên họp của Thường trực HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND xã theo quy định tại Điều 69 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

6. Tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND xã.

Căn cứ vào chương trình giám sát, Thường trực HĐND yêu cầu thành viên của UBND giải trình và yêu cầu cá nhân có liên quan tham gia giải trình về những vấn đề mà Thường trực HĐND xã quan tâm.

Trình tự phiên giải trình thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Kết thúc phiên giải trình, Thường trực HĐND xem xét, thông qua kết luận về vấn đề được giải trình. Cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Thường trực HĐND xã.

7. Giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND xã.

Căn cứ vào chương trình giám sát, Thường trực HĐND xã quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề.

Việc thành lập Đoàn giám sát, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát, việc báo cáo và xem xét báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND xã thực hiện theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Sau khi xem xét báo cáo của Đoàn giám sát, Thường trực HĐND xã kết luận về nội dung giám sát. Kết luận của Thường trực HĐND xã được gửi đến các ngành, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND xã đề nghị HĐND xã xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát tại kỳ họp gần nhất.

Thường trực HĐND xã có trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và báo cáo HĐND xã về hoạt động giám sát của mình.

8. Thường trực HĐND xã giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Điều 73 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

9. Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

a) Thường trực HĐND xã có trách nhiệm giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và chuẩn bị báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trình HĐND xã.

b) UBND xã báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri. Báo cáo của UBND về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri phải được Ban của HĐND xã thẩm tra theo sự phân công của Thường trực HĐND xã.

c) Trình tự xem xét báo cáo việc giải quyết kiến nghị của cử tri thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 74 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

d) Thường trực HĐND xã chỉ đạo xây dựng báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và dự thảo nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri trình HĐND xã.

Điều 11. Tiếp công dân của Thường trực HĐND xã

Thường trực HĐND xã có trách nhiệm tổ chức để đại biểu HĐND xã tiếp công dân; xây dựng và công bố lịch tiếp công dân hàng tháng của Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, của Thường trực HĐND, đại biểu HĐND xã theo quy định tại Điều 107 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Mục 3. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN CỦA HĐND XÃ

Điều 12. Hoạt động giám sát, thẩm tra của Ban của HĐND xã

1. Ban của HĐND xã có thẩm quyền giám sát theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

2. Ban của HĐND xã thực hiện các hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 76 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

3. Ban của HĐND xã lập chương trình giám sát của Ban theo quy định tại Điều 77 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

4. Ban của HĐND xã thực hiện thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án theo quy định tại Điều 111 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Điều 78 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Điều 124, Điểm b, Điểm d khoản 1 Điều 126 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

5. Ban của HĐND thực hiện giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 68 và Điều 79 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

6. Ban của HĐND thực hiện giám sát chuyên đề theo quy định tại Điều 80 và Điều 81 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

7. Ban của HĐND giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định tại Điều 82 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Mục 4. HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ ĐẠI BIỂU HĐND VÀ ĐẠI BIỂU HĐND

Điều 13. Hoạt động của Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND

1. Tổ đại biểu HĐND xã tổ chức cho các đại biểu HĐND xã tiếp xúc cử tri theo kế hoạch của Thường trực HĐND xã, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi về Thường trực HĐND xã; tổ chức cho đại biểu HĐND xã nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến thảo luận tại kỳ họp HĐND xã.

2. Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND xã có thẩm quyền giám sát theo quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; thực hiện các hoạt động giám sát theo quy định tại các Điều 83, 84, 85, 86 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

3. Đại biểu HĐND xã có trách nhiệm tham dự kỳ họp HĐND xã, thực hiện quyền giám sát và tham gia thảo luận, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã. Đại biểu HĐND xã hoạt động không chuyên trách phải đảm bảo dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

4. Đại biểu HĐND xã phải liên hệ chặt chẽ với cử tri và Nhân dân, có trách nhiệm lắng nghe và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; thực hiện trách nhiệm tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo Điều 87 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH, TỔ CHỨC

CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND XÃ

Điều 14. Trách nhiệm của UBND xã và các ngành chuyên môn, cá nhân quan đối với hoạt động của HĐND xã

1. Các ngành, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghị quyết của HĐND xã.

2. UBND xã báo cáo HĐND, Thường trực HĐND xã về các nội dung thuộc trách nhiệm của UBND xã; gửi văn bản quy phạm pháp luật và các quyết định do UBND xã ban hành đến Thường trực HĐND, Ban của HĐND xã theo lĩnh vực phụ trách chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký; cung cấp thông tin cho Thường trực HĐND, Ban của HĐND theo quy định của pháp luật.

3. UBND xã có trách nhiệm phối hợp với Thường trực HĐND xã trong việc chuẩn bị kỳ họp HĐND xã; chỉ đạo các ngành, chuyên môn thuộc UBND xã chuẩn bị các nội dung được dự kiến trong chương trình kỳ họp HĐND xã; thực hiện các thủ tục và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trình Thường trực HĐND xã xem xét, quyết định đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND xã.

4. UBND xã trình đề án, dự thảo nghị quyết của HĐND xã có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục và thời hạn xây dựng đề án, dự thảo nghị quyết để trình HĐND xã theo đúng quy định của pháp luật.

Các ngành, chuyên môn chủ trì soạn thảo đề án, dự thảo nghị quyết phối hợp chặt chẽ với Ban của HĐND xã phụ trách lĩnh vực tương ứng trong quá trình xây dựng đề án, dự thảo nghị quyết, mời Ban của HĐND xã tham gia các cuộc họp và một số hoạt động liên quan đến việc xây dựng đề án, dự thảo nghị quyết.

5. UBND, các ngành, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, nội dung, yêu cầu giám sát; báo cáo trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời; đáp ứng các yêu cầu phục vụ hoạt động giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND xã; nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết giám sát của HĐND, thực hiện kết luận, kiến nghị của Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND xã và báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thường lệ tiếp theo của HĐND xã.

Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có trách nhiệm trực tiếp báo cáo, trình bày những vấn đề mà chủ thể giám sát yêu cầu; trường hợp không thể trực tiếp báo cáo, trình bày được thì ủy quyền cho cấp phó của mình.

6. UBND, các ngành, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu thuộc thẩm quyền giám sát của HĐND cho Thường trực HĐND, Ban của HĐND xã theo quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu cho Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND xã khi được yêu cầu, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước mà pháp luật quy định không được phép cung cấp.

7. UBND, các ngành, tổ chức, cá nhân nhận được ý kiến, kiến nghị của cử tri có trách nhiệm trả lời đầy đủ tại kỳ họp thường lệ gần nhất của HĐND xã kể từ khi nhận được ý kiến, kiến nghị của cử tri và báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thường lệ tiếp theo của HĐND xã.

Chương V

QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA HĐND XÃ

VỚI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN

Điều 15. Quan hệ công tác giữa HĐND xã với HĐND huyện

Chấp hành sự chỉ đạo các nội dung nhiệm vụ có liên quan tới hoạt động HĐND xã.

Các Đại biểu HĐND ứng cử trên địa bàn xã được mời tham dự các kỳ họp của HĐND xã và có thể được mời tham gia hoạt động giám sát của HĐND xã.

Thường trực HĐND huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho Thường trực HĐND, lãnh đạo các Ban của HĐND xã; trường hợp cần thiết, hướng dẫn hoạt động của HĐND xã để bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND xã phối hợp với Thường trực HĐND, Ban của HĐND huyện trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát trên địa bàn xã.

Điều 16. Quan hệ công tác giữa HĐND xã với Đảng ủy

1. HĐND xã chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy đối với hoạt động của HĐND xã; báo cáo Đảng ủy về kết quả bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ thuộc thẩm quyền của HĐND xã; báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu và báo cáo về những hoạt động quan trọng của HĐND xã.

2. Thông qua hoạt động của mình, HĐND xã kiến nghị với Đảng ủy về những nội dung quan trọng cần lãnh đạo, chỉ đạo để bảo đảm thực hiện tốt nghị quyết của Đảng ủy về phát triển kinh tế - xã hội và các nội dung liên quan đến công tác cán bộ.

Điều 17. Quan hệ công tác giữa HĐND xã với UBND xã và các cơ quan nhà nước trên địa bàn xã

UBND xã mời Thường trực HĐND xã tham dự hội nghị họp của UBND xã; cử người tham gia vào các hoạt động của HĐND xã khi có yêu cầu các ngành chuyên môn thuộc UBND xã và cử người tham dự kỳ họp HĐND xã, tham gia hoạt động của Thường trực HĐND, Ban của HĐND xã khi được mời; mời Thường trực HĐND, Ban của HĐND phụ trách lĩnh vực dự hội nghị tổng kết và một số hoạt động trọng tâm của ngành để trao đổi thông tin và tăng cường mối quan hệ phối hợp và hiệu quả công tác.

Điều 18. Quan hệ công tác giữa HĐND xã với UBMTTQ xã và các tổ chức chính trị - xã hội của xã

1. Chủ tịch UBMTTQ xã và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội của xã được mời tham dự các kỳ họp HĐND xã. UBMTTQ xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia hoạt động giám sát của HĐND xã.

UBMTTQ mời Thường trực HĐND , các tổ chức chính trị - xã hội của mời Thường trực HĐND và Ban của HĐND tham dự một số hoạt động của UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đ trao đi thông tin và tăng cường mối quan hệ phi hợp và hiệu quả công tác.

2. HĐND thực hiện chế độ gửi thông báo, nghị quyết của HĐND tới UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh.

3. HĐND tạo điều kiện để UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh động viên Nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của chính quyền địa phương,

4. Thường trực HĐND phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQ và các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức cho các đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri, tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

HĐND có trách nhiệm lắng nghe, giải quyết và trả lời theo thẩm quyền các kiến nghị của UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội của .

Chương VI

NHỮNG ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND

Điều 19. Kinh phí hoạt động của HĐND

1. Kinh phí hoạt động của HĐND được bố trí từ ngân sách .

2. Thưng trực HĐND chỉ đạo việc sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của HĐND theo đúng quy định của pháp luật.

3. Văn phòng HĐND có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện vật chất, thực hiện các chế độ theo quy định của pháp luật đối với Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND .

Điều 20. Chế độ đối với đại biểu HĐND

1. Đại biểu HĐND được hưởng các chế độ, chính sách do pháp luật quy định và theo nghị quyết của HĐND tỉnh.

2. Đại biểu HĐND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Quy chế này có hiệu lực thi hành theo hiệu lực của Nghị quyết số …/2021/NQ-HĐND ngày …/…/2021 của HĐND .

2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Văn phòng HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND , UBND, các cơ quan thuộc UBND , các ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế.

3. Định kỳ mỗi năm một lần Văn phòng HĐND có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thường trực HĐND về tình hình thực hiện Quy chế; giúp Thường trực HĐND cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và tình hình thực tế, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung để Thường trực HĐND trình HĐND xem xét, quyết định./.

Trên trên đây quy chế hoạt động của HĐND xã khóa XXII, nhiệm kỳ 2021- 2026./. 

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Phong - Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Phong - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuanphong.xtg@namdinh.gov.vn
 
Chung nhan Tin Nhiem Mang