image advertisement
anh tin bai
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Lễ hội Xuân truyền thống Đền – Chùa làng Thọ Vực xã Xuân Phong
Lượt xem: 56

    Cứ mỗi độ Xuân về nhân dân làng Thọ Vực xã Xuân Phong lại mở Lễ hội Xuân truyền thống Đền – Chùa làng Thọ Vực để duy trì, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của quê hương.

     Nhiều năm qua việc tổ chức lễ hội có sự ủng hộ nhiệt tình, trách nhiệm của các cụ, các ông, các bà, các thế hệ người làng Thọ Vực và những người đi xa quê, cùng quý khách thập phương đến ngày lễ hội vẫn về - có tình cảm sâu sắc với lễ hội. Lễ hội truyền thống Đền – Chùa làng Thọ Vực đã tổ chức trong 03 ngày 23, 24, 25 tháng 02 năm 2024 (Tức ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn) đảm bảo an toàn, đoàn kết, lành mạnh, trang nghiêm, trọng thể và tiết kiệm.

    Lễ hội là dịp con người được trở về với nguồn cội của dân tộc có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương là hình thức giáo dục, chuyển giao cho thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí với mục tiêu đoàn kết để vượt qua khó khăn cầu mong có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

    Theo lịch sử để lại Nước Việt ta xưa, dấy khởi ở phương Nam, Vua Hùng Vương dựng nước, hiệu là Văn Lang, đóng đô tại thành Phong Châu, cơ ngơi đất nước vững bền, hiển ứng thiêng liêng nơi núi Nghĩa Lĩnh, đền thờ miếu mạo lễ giỗ ở núi Hùng Sơn, cha truyền con nối đều lấy hiệu là Hùng Vương. Sử sách lưu truyền, nước non nhất thống, là Tổ của nước Việt ta vậy.

    Lại nói, thời đó, ở Sơn Nam đạo, Phủ Thiên Trường, Huyện Giao Thuỷ, xã Vạn Lộc, có một gia đình họ Vũ, tên Đức. Vũ Đức lấy vợ người làng là Nguyễn thị Quang. Ông bà ăn ở hiền lành phúc đức, thường cứu tế chẩn bần, đem tiền của giúp người cơ nhỡ, nghèo khổ ốm đau bệnh tật.(vô nhất nhân bất toại kỳ sinh, vô nhất vật bất an kỳ dưỡng). thực đúng là người thiện lương bậc nhất của đất này. 

    Khi Vũ Đức tuổi ngoài 40 mà vợ chồng vẫn chưa có con. Một ngày gặp tiết trời mát mẻ, gió mát trăng trong, vợ chồng nhàn tản, uống rượu hát ca, bà vợ nằm ngủ ngay tại phòng khách, thấy tâm thần mê man, phiêu diêu như mộng huyễn, chợt thấy trong phòng, hào quang xán lạn, lại có một người đi tới tặng cho một đoá hoa mai. Giật mình tỉnh lại, biết rằng đó là điềm báo mộng, bèn nói với chồng. Vũ Đức mừng nói, ngày sau nhà ta tất có việc tốt lành. Từ hôm đó, phu nhân thấy mình trong người có sự chuyển động, rồi có thai, đến mùa xuân năm Nhâm Thân, tháng Giêng, ngày 16, sinh hạ một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, liễu yếu đào tơ, mắt phượng mày ngài, thắt đáy lưng ong, thiên tư yểu điệu (liễu yêu đào kiểm, phượng nhãn nga mi, cố sắc phỉ phương, thiên tư yểu điệu). Vũ Đức mừng lắm, cho là có phúc trùng lai, Trời thương ban tặng, đặt tên cho là Nàng Chân (Chân Nương). Từ đó, xuân qua hè tới, tháng tháng năm năm, đến tuổi trưởng thành, Chân Nương có nhan sắc chim sa cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường, dẫu cho tiên nữ chốn Bồng Lai hay hoa đẹp nơi Lãng Uyển cũng chẳng sánh bằng.(Bồng Doanh chi tiên nữ, Lãng Uyển chi hoa kiều, diệc vô dĩ quá).

    Lúc này, Vua Lê Dụ Tông (niên hiệu Vĩnh Thịnh 1706-1729)  nghe tiếng, bèn sai sứ thần tới huyện Giao Thuỷ, xã Vạn Lộc truyền Vũ Đức vào triều phục mệnh. Gặp Vũ Đức, Vua phán rằng: Trẫm nghe nhà ngươi có viên ngọc Lam Điền, sao không đem cung tiến triều đình? Hiểu ý, Vũ Đức mừng lắm, sụp lạy tạ trước ngai Rồng, thuận tình dâng con gái Chân Nương lên nhà Vua. Vua bèn sai sứ thần thay mặt mình biện lễ, đi tới xã Vạn Lộc, đón Chân Nương thượng triều. Vừa tới trước bệ Rồng, Vua thấy nhan sắc tuyệt trần của Chân Nương, mừng vui tổ chức cưới nàng làm vợ, gia nhập hậu cung, lại lập làm Đệ Tam Cung Phi. 

    Từ đó, Chân Nương vào cung, tuy được Vua hết lòng yêu quý nhưng qua 15 năm mà vẫn không sinh con cái gì. Bà xin Vua thỉnh Hòa thượng tăng thống quốc sư Khoan Dực về xem địa thế đất đai phong cảnh, thiền sư - quốc sư Khoan Dực chọn thế đất Quy Khâu (gò rùa) cho lập hành cung trang và chuyển ngôi chùa trên gò Cánh Phượng về gò quy khâu xây dựng bên cạnh hành cung trang của bà Chân Nương để mỗi lần về quê, giúp bà dễ dàng kinh kệ tu nhân tích đức ở xã Hoành Vực, huyện Giao Thuỷ, Phủ Thiên Trường. Ở đó, bà giáo hoá nhân dân chăm chỉ học hành, lấy cày ruộng ươm tơ làm gốc, lấy lễ nghĩa nhã nhặn làm đầu. Quê cảnh thanh bình, nhân dân an lạc hạnh phúc, đều ca ngợi công đức Bà.

    Lại nói, Bà lập cung trang được 5 năm, gặp phải khi trời đại hán hán, lúa má cháy khô, Huyện Giao Thuỷ là thiệt hại nặng nề nhất, nhân dân trong vùng đói khát, phải đi ăn mày rất nhiều. Cung Phi thường đem của nả, thóc gạo nhà mình ra để cứu giúp người nghèo, hỗ trợ kẻ đói khát trong cơn hoạn nạn. Dân xã Hoành Vực tất thảy đều được Chân Nương cứu tế, trải qua được đận cơ hàn đói rét, vô cùng cảm động biết ơn, đều xưng gọi Bà là MẸ, so sánh công lao của Bà như núi cao biển rộng sông dài. Hùng Hiền Vương cũng nghe biết chuyện ấy, lại xuất tài vật Nhà nước ra để ban thưởng thêm. 

    Lúc này, Cung Phi lại cho soạn biểu tạ ơn Vua, cung thỉnh Vua nhàn thăm thắng cảnh trời Nam. Vua thuận lời, lại ban tặng hơn trăm cân tiền vàng, gấm vóc, sắc chỉ cho dân hai xã Vạn Lộc, Hoành Vực ngày sau hoặc khi Cung Phi mất thì lập Đền thờ cúng, khói hương tế lễ xuân thu. Tất cả các phu phen tạp dịch, thuế khoá hai xã này đều được miễn cả. Cung Phi lạy tạ ơn Vua.

Việc đó xong, Cung Phi ngự thuyền rồng, nhàn du bốn biển, vui ngắm núi sông, khi thì đàn ca sênh phách, lúc thơ đối văn chương, khi phượng vũ loan ca, lúc trèo non xuống biển, khi Tam Điệp, lúc Ngũ Hồ, khi Điếu Đình, lúc Vạn Tượng, khi lễ Thánh, lúc lễ Thần….không thắng cảnh trời Nam nào mà không đặt chân vậy.

    Ngày mồng 5 tháng 12, Cung Phi ngự thuyền rồng đến bến sông Mã thuộc huyện Hoằng Hoá, phủ Hà Trung, châu Ái (tức tỉnh Thanh Hoá ngày nay), bỗng nhiên thấy cơn cuồng phong từ phương Bắc chạy tới cuốn lấy thuyền rồng xuay tít, sóng gió cuồn cuộn mịt mùng, lại thấy lớp lớp kình ngư, giao long trùng điệp, muôn hàng ngàn lớp bủa vây. Cung Phi cùng hơn trăm thị nữ hầu cận đều đắm chìm, hồn chôn bụng cá, xác vùi đáy sông.

    Vua Lê Dụ Tông được tin, đùng đùng nổi giận, vô cùng thương xót Cung Phi, định viết thư trách phạt thuỷ cung, bỗng nhiên thấy trong mình thư thái, dựa long sàng nằm xuống, nửa tỉnh nửa mê, rồi chợt như thấy một vị thần tướng, oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ tinh quan sáng rực, y phục chỉnh tề tuyền một màu vàng, đường đường tiến thẳng đến trước mặt Vua, quỳ xuống tâu rằng: Thần phụng mệnh Long Vương, xin tâu bày để nhà Vua rõ: Con gái yêu của Long Vương đắc tội với cha, bị biếm phạt lên trần, đầu thai làm con gái nhà Vũ Đức xã Vạn Lộc, rồi được tuyển làm Cung Phi, đến nay mãn hạn, Long Vương cho lệnh triệu về thuỷ cung, mong Bệ hạ đừng giận. Nói vậy xong, viên Thần tướng liền đằng không mà đi mất. Tỉnh lại, Vua biết rằng dưới thuỷ cung đã báo mộng, bèn phong Cung Phi làm Thượng Đẳng Phúc Thần, được hưởng tế lễ, muôn năm hương hoả trường tồn cùng đất nước.

Vua lại sai sứ thần lập sắc chỉ, giao cho dân thờ cúng, xây dựng Đền miếu ngay tại chỗ cung trang xưa để thờ phụng.

Một đạo sắc gia phong THÁNH CHÂN THÁI CHƯỞNG PHU NHÂN HOÀNG HẬU ĐẠI VƯƠNG. Chuẩn y cho Xã HOÀNH VỰC và Xã VẠN LỘC huyện Giao Thuỷ, Phủ Thiên Trường cùng thờ cúng.

    Lại nói, Trải suốt từ thời Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương 349 năm, cho đến các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê khai sáng cơ đồ vước Việt, Thánh luôn hộ nước giúp dân, rất là linh thiêng hiển ứng, cầu gió được gió, xin mưa có mưa, xưa các triều đại Đế vương đều gia phong mỹ tự “THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THẦN”, trường tồn cùng đất nước.

    Sắc chỉ gia phong “THƯỢNG ĐẲNG TỐI LINH THÁNH CHÂN THÁI CHƯỞNG ĐẠI VƯƠNG PHU NHÂN HOÀNG HẬU ĐOAN TRANG TRINH THỤC CẨN TIẾT GIA HẠNH ĐẠI VƯƠNG”, chuẩn y cho xã Hoành Vực, huyện Giao Thuỷ, Phủ Thiên Trường thờ phụng.

    LIỆT KÊ ngày sinh, ngày hoá, lệ kiêng chữ húy, kiêng màu quần áo như sau:

    - Cấm tuyệt đối việc dùng chữ CHÂN ().

    - Cấm tuyệt đối dân hai xã Hoành Vực và Vạn Lộc mặc quần áo màu VÀNG (hoàng sắc = 黄色), màu TÍA (tử sắc = 紫色) trong thời gian làm lễ.

    - Ngày sinh của Thần Đại Vương là 16 tháng Giêng, lệ làng khi làm lễ dùng lợn đen, rượu vàng, vui chơi hát xướng đến hết ngày 24 tháng Giêng thì dừng.

    - Lệ quốc tế (lễ theo nghi thức Nhà nước), một năm hai kỳ vào tháng Hai và tháng Tám, chọn ngày lành làm lễ tế “tam sinh”, ca hát, biểu diễn các trò bách nghệ.

    - Ngày hoá của Thần Đại Vương là mồng 5 tháng Chạp, làm lễ tế bằng thịt trâu bò và 100 chiếc bánh.

    Hoàng triều Vĩnh Hựu năm thứ 5 (1739), ngày lành. 

    Thần Nguyễn Bính, Hàn Lâm viện Đông Các Đại học sĩ phụng soạn.

    Bát phẩm Thư lại Nguyễn Hiền phụng chép.

    Nhớ công ơn Chân Nương cung phi đã dạy dân làng Hoành Vực, Vạn Lộc dạy dân trồng dâu, nuôi tằm dệt vải, tồng lúa nước, trồng ngô khoai sắn V.v…vào dịp lễ hội từ 10 - 24 tháng giêng, dân làng tổ chức các trò chơi dân gian như:

    Chạy mót lấy lửa, lấy nước

    Nâu cơm thi: mâm cỗ soạn đủ món

    Làm cỗ trà: các loại quả bằng bột, xôi vò, chè bột lọc (cỗ chay để cúng Phật cầu siêu cho Chân Nương)

    Leo cầu ngô, bắt vịt mò trứng

    Thi cày, cấy, say thóc, giã gạo, giã giò…

    Kéo co, chèo thuyền v.v.....

Một số hình ảnh tại Lễ hội truyền thống Đền – Chùa làng Thọ Vực

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

.

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Phong - Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Phong - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuanphong.xtg@namdinh.gov.vn
 
Chung nhan Tin Nhiem Mang